Shop hoa tươi giao hoa tận nhà đường Trần Hưng Đạo Ninh Kiều Cần Thơ.Liên hệ:0968.856.519
Shop hoa tươi giao hoa tận nhà đường Trần Hưng Đạo Ninh Kiều Cần Thơ,gửi điện hoa tang lễ,hoa đám ma,hoa sinh nhật đường Trần Hưng Đạo Cần Thơ với hoa chúc mừng,hoa tươi khai trương.
Đăt điện hoa Trần Hưng Đạo Cần Thơ đẹp và dễ thương
Hoa tươi đường trần hưng đạo cần thơ,shop hoa tươi trần hưng đạo cần thơ,hoa đám ma ở trần hưng đạo cần thơ
Shop hoa tươi giao hoa tận nhà đường Trần Hưng Đạo Ninh Kiều Cần Thơ:Shop hoa tươi giao hoa tận nhà đường Trần Hưng Đạo Ninh Kiều Cần Thơ gửi điện hoa tang lễ,hoa đám ma,hoa sinh nhật đường Trần Hưng Đạo Cần Thơ với hoa chúc mừng,hoa tươi khai trương.Hoa tươi đường trần hưng đạo cần thơ,shop hoa tươi trần hưng đạo cần thơ,hoa đám ma ở trần hưng đạo cần thơ.
Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn (陳國峻), con trai thứ 3 của Trần Liễu, gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột, mẹ ông là Thiện Đạo quốc mẫu (善道國母)[cần dẫn nguồn], một người trong tôn thất họ Trần. Ông có người mẹ nuôi đồng thời là cô ruột, Thụy Bà công chúa (瑞婆公主)[1]. Ông sinh ra ở kinh đô Thăng Long, quê quán ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, TP Nam Định ngày nay[2]. Năm 1237, khi lên 5 tuổi ông làm con nuôi cô ruột là Thụy Bà công chúa, vì cha ông là Trần Liễu chống lại triều đình (Trần Thủ Độ).
Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy mà ông sớm trở thành người đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ [3].
Biến động gia đình[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1237, gia đình ông đã xảy ra biến động. Do chú ông là Trần Thái Tông lên ngôi và kết hôn đã lâu nhưng chưa có con nối dõi, Thái sư Trần Thủ Độ đang nắm thực quyền phụ chính ép cha ông là Trần Liễu phải nhường vợ là Thuận Thiên công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) cho Trần Thái Tông dù bà đang mang thai với Trần Liễu được ba tháng, đồng thời giáng Lý hoàng hậu xuống làm công chúa.
Phẫn uất, Trần Liễu họp quân chống lại nhưng thế cô không làm gì được, phải xin đầu hàng. Vì Thái Tông cũng thương anh và xin với Trần Thủ Độ nên Trần Liễu được tha tội, nhưng quân lính theo ông đều bị giết[4]. Mang lòng hậm hực, Trần Liễu tìm khắp những người tài nghệ để dạy văn, võ cho Trần Quốc Tuấn.
Khi trưởng thành, Trần Quốc Tuấn (19 tuổi) đem lòng yêu công chúa Thiên Thành, không biết rõ gốc tích của bà, nhưng các nhà nghiên cứu phần lớn đều đồng tình với quan điểm bà là con gái trưởng của Trần Thái Tông tức là em họ của ông. Đầu năm 1251, Trần Thái Tông muốn gả công chúa cho Trung Thành vương, nên đã cho công chúa đến ở trong dinh Nhân Đạo vương (cha của Trung Thành vương). Ngày rằm tháng giêng, Trần Thái Tông mở hội lớn, ý muốn cho công chúa làm lễ kết tóc với Trung Thành vương. Trần Quốc Tuấn muốn lấy công chúa, nhưng không làm thế nào được, mới nhân ban đêm lẻn vào chỗ ở của công chúa thông dâm với nàng[5].
Mẹ nuôi Trần Quốc Tuấn là Thụy Bà công chúa biết chuyện, sợ ông bị hại trong phủ, liền chạy đến gõ cửa cung điện cáo cấp, xin Trần Thái Tông cứu Trần Quốc Tuấn. Vua hỏi có việc gì, Thụy Bà trả lời:"Không ngờ Quốc Tuấn ngông cuồng càn rỡ, đang đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu". Trần Thái Tông vội sai người đến dinh Nhân Đạo vương, vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Trần Quốc Tuấn đã ở đấy. Hôm sau, Thụy Bà công chúa dâng 10 mâm vàng sống đến chỗ Trần Thái Tông xin làm lễ cưới Thiên Thành công chúa cho Trần Quốc Tuấn. Thái Tông bắt đắc dĩ phải gả công chúa cho ông và lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để hoàn lại sính vật cho Trung Thành vương[5].
Tháng 4 năm đó, Trần Liễu ốm nặng. Lúc sắp mất, Trần Liễu cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được". Trần Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải.
Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]
Ba lần chống quân Nguyên Mông[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt
Lần thứ nhất (1258)[sửa | sửa mã nguồn]
Trần Hưng Đạo trở thành võ quan nhà Trần lúc nào không rõ, chỉ biết vào tháng Chín (âm lịch) năm Đinh Tỵ (1257), ông giao trách nhiệm phòng thủ biên giới trước thời điểm quân Mông Cổ xâm lược vào tháng 12 năm 1257. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Tháng 9 (1257), (Trần Thái Tông) xuống chiếu, lệnh cho tả hữu tướng quân đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới (phía Bắc) theo sự tiết chế của Quốc Tuấn" [6].
Vào ngày 24 tháng 12, Thái tử Trần Hoảng cùng với cha là Thái Tông hoàng đế ngự lâu thuyền mà kéo quân đến Đông Bộ Đầu, đập tan tác quân Nguyên Mông trong trận đánh ở đây, buộc họ phải rút chạy và chấm dứt cuộc xâm lược Đại Việt. Chiến tranh kết thúc, Quốc Tuấn vẫn giữ nguyên tước cũ và trở về thái ấp ở Vạn Kiếp. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Theo quy chế nhà Trần, các vương hầu đều ở phủ đệ nơi hương ấp của mình, khi chầu hầu thì đến kinh đô, xong việc lại về phủ đệ. Như Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp, Thủ Độ ở Quắc Hương, Quốc Chẩn ở Chí Linh đều thế cả". Con vua Thái Tông là hoàng tử Trần Quang Khải không lâu sau được phong tước Đại vương và thăng làm Thái úy. Thái Tử Trần Hoảng lên ngôi hoàng đế Trần Thánh Tông.